NHỮNG DẤU HIỆU CẢNH BÁO BẠN ĐANG MẮC BỆNH TRẦM CẢM

Mỗi năm nước ta có 5.000 người tự tử do bệnh trầm cảm. Tuy nhiên, chỉ số ít người nhận ra mình đang mắc chứng trầm cảm.
Hậu quả đáng sợ bệnh trầm cảm

Trầm cảm là rối loạn về cảm xúc, người bệnh trở nên buồn rầu, chán nản, mệt mỏi cảm thấy tương lai ảm đạm, thường gây ra sự suy giảm chức năng xã hội và công việc, nghề nghiệp, học hành.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh trầm cảm cướp đi trung bình 850.000 mạng người mỗi năm. Đến năm 2020 trầm cảm là căn bệnh xếp hạng 2 về gánh nặng bệnh lý toàn cầu, sau bệnh lý về tim mạch.

Ước tính, có khoảng 3 – 5% dân số thế giới có rối loạn trầm cảm rõ rệt. Tần suất nguy cơ mắc bệnh trầm cảm trong suốt cuộc đời là 15 – 20%.

Tuy nhiên, chỉ khoảng 25% người mắc trầm cảm được điều trị kịp thời và đúng phương pháp.

WHO ghi nhận khoảng 5.000 người chết do tự tử vì bệnh trầm cảm mỗi năm ở Việt Nam.
Dù không bị xã hội kỳ thị, xa lánh như bệnh tâm thần phân liệt, bệnh động kinh… nhưng trầm cảm lại mang dấu hiệu nguy hiểm khác, đó là suy nghĩ về cái chết, là ý tưởng tự tử.

Đã có nhiều trường hợp giết người rồi tự tử, mà nguyên nhân là do trầm cảm. Cụ thể như sát hại trẻ sơ sinh sau sinh; cha mẹ giết con; thanh thiếu niên giết cha mẹ; giết người cao tuổi; giết người hàng loạt.

Nguyên nhân dẫn tới trầm cảm

Hội chứng trầm cảm có tỷ lệ cao ở những người ly thân, ly dị, thất nghiệp. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra rằng, trầm cảm xuất phát từ một biến cố trong quá khứ xảy ra lâu dài nên từ tâm lý tác động lên thể lý (thực thể) hoặc có thể do dùng thuốc có tác dụng phụ gây trầm cảm: thuốc an thần kinh (aminazin); thuốc gây nghiện như (thuốc an thần, ma túy đá).

Một số nhà sinh lý học tin rằng nguyên nhân gây trầm cảm có thể nằm ở vấn đề di truyền. Hàm lượng chất dẫn truyền thần kinh serotonin thấp cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.

Theo một bác sĩ ở bệnh viện Tâm thần TP.HCM, lứa tuổi nào cũng thể mắc bệnh, nhưng phổ biến nhất ở độ tuổi từ 18 – 45, tỉ lệ nữ lớn gấp đôi nam.
Luôn buồn chán, bi quan, mất quan tâm thích thú đối với các công việc hàng ngày và mất sự cố gắng trong lao động chân tay, trí óc, mệt mỏi, kiệt sức.

– Khó tập trung, giảm chú ý, hay quên, giao tiếp kém linh hoạt.

– Trằn trọc khó ngủ, thức dậy sớm hoặc thèm ngủ mà không ngủ được.

– Cảm giác lo lắng vô cớ và ý nghĩ tội lỗi với người thân, tự ti, cảm thấy mình vô dụng, nghĩ ngợi liên quan đến chết chóc.

– Có ý nghĩ và hành vi tự sát.

– Chán ăn, sụt cân.

Làm gì khi người thân bị trầm cảm?

Các bác sĩ khẳng định trầm cảm là bệnh có thể điều trị được, tuy nhiên bệnh dễ bị tái phát.

Khi nghi ngờ mình hoặc người thân bị trầm cảm thì cần nắm vững những triệu chứng kể trên để phát hiện sớm các biểu hiện bất thường, kịp thời đưa người bệnh đến khám tại các cơ sở y tế chăm sóc sức khỏe tâm thần.

Nếu người thân bị trầm cảm, nên động viên, an ủi người bệnh, cho họ uống thuốc đều đúng chỉ định của bác sĩ.

https://thucphamchucnang365.com

Trả lời